Cơ sở 1
Hotline: 1900.986.846
Email:trungtamtienghansofl@gmail.com
Ẩm thực Hàn Việt - Cuốn “lịch sử sống” thời hiện đại
Thứ hai - 25/02/2019 10:05Hãy chia sẻ với bạn bè nếu bạn thấy bổ ích !
Khí hậu Hàn Quốc
Ẩm thực là một nét văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia, nó giống như một cuốn “lịch sử sống” phản ánh thói quen, quan niệm, đời sống của thế hệ đi trước. Thông qua qua màu sắc, mùi vị món ăn của một quốc gia mà ta có thể biết về đặc trưng văn hóa, phong tục sinh hoạt của dân tộc đó từ hàng ngàn, hàng trăm năm về trước. Sau đây là thông tin về đặc điểm ẩm thực của 2 đất nước Hàn - Việt:
Cùng xuất phát từ quốc gia nông nghiệp nhưng Việt Nam là vùng nhiệt đới gió mùa, còn Hàn Quốc thuộc khí hậu Á hàn đới. Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú, đất đai màu mỡ vậy nên rất phong phú về các loại rau và canh. Ngược lại, khí hậu Hàn Quốc khắc nghiệt hơn với mùa khô nóng và mùa tuyết lạnh giá, khắc nghiệt Chính vì vậy người Hàn Quốc từ xưa đã có thói quen phơi khô rau, tích trữ lương thực cho mùa đông. Truyền thống muối kimchi trước mùa đông cũng là để duy trì chất xơ, đảm bảo có rau trong suốt cả mùa đông lạnh giá.
Nếu như cây lương thực lâu đời của người Việt Nam là lúa nước thì cây lương thực đầu tiên phát triển ở Hàn Quốc là kê và lúa mạch. Vào khoảng thế kỷ thứ II sau Công nguyên, lúa cũng du nhập vào đất nước này. Sau đó cơm trắng trở thành một món ăn cao sang và chỉ được hiện diện trong bữa ăn của các gia đình giàu có.
Ở các gia đình thường dân, cơm cũng xuất hiện nhưng dưới dạng các món trộn hỗn hợp như Boribap (gạo và lúa mạch), Gong - bap (gạo và đậu). Các món ăn theo kiểu trộn hay thập cẩm rất phổ biến ở Hàn Quốc và được lưu truyền lại cho tới ngày nay. Mãi tới nửa sau thế kỉ 20, cơm mới trở thành món ăn chính trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của họ.
Ảnh hưởng của Văn Hóa Hàn Quốc
Một điểm tương đồng dễ nhận thấy của trong văn hóa ẩm thực của hai quốc gia Hàn - Việt là việc chịu ảnh hưởng của nền ẩm thực Trung Quốc. Trong đó có triết lý ngũ vị: Chua, cay, mặn, ngọt, chát và sự hòa hợp các màu màu sắc: Xanh, đỏ, đen, trắng, vàng trong bữa ăn theo nguyên tắc âm dương.
Nguyên tắc này còn được thể hiện ở sự kết hợp các món ăn có tính hàn (lạnh) với các món ăn có tính nóng. Các món ăn kỵ nhau không nên nấu cùng nhau hay ăn cùng nhau trong một bữa ăn. Ví dụ, ở Việt Nam khi ăn thịt gà luôn phải cho gừng, sả hoặc lá chanh; ở Hàn Quốc những món lạnh như mì lạnh cũng luôn được ăn kèm cùng một vài quả ớt hoặc kimchi.
Người Hàn Quốc có thói quen sử dụng gia vị: Hạt tiêu, hành, tỏi trong các món ăn. Tuy nhiên, khí hậu nhiệt đới đã đem đến cho ẩm thực Việt Nam một lợi thế lớn trong việc sử dụng các nguyên liệu phụ (gia vị) phong phú để chế biến món ăn. Ngoài hạt tiêu, hành, tỏi… là các nguyên liệu cơ bản, ẩm thực Việt Nam còn có rất nhiều loại rau thơm như rau húng, tía tô, kinh giới, hành, thì là, mùi tàu… Ngoài ra còn có các gia vị thực vật như ớt, hạt tiêu, sả, hẹ, tỏi, gừng, chanh… các gia vị lên men như mẻ, mắm tôm, bỗng rượu, dấm hoặc kẹo đắng, nước cốt dừa.
Một nét đặc biệt khác của ẩm thực Việt Nam mà các nước khác, nhất là nước phương Tây không có chính là gia vị “nước mắm”. Nước mắm được sử dụng thường xuyên trong hầu hết các mâm cơm của người Việt. Bát nước mắm dùng chung trên mâm cơm, từ xưa đến nay làm khẩu vị đậm đà hơn, món ăn có hương vị thơm hơn. Trong khi đó, ẩm thực Hàn Quốc lại chú trọng tới các loại tương, tương ớt, tương trộn dấm… Tùy theo loại món ăn mà bát nước mắm có thể xuất hiện trong bữa ăn của người Hàn nhưng nước mắm của Hàn Quốc không thơm và cũng không có mùi vị đậm đà như nước mắm Việt Nam.
Bày biện món ăn Hàn Quốc
Về mặt trình bày, ẩm thực Hàn Quốc giống với Nhật Bản với những món ăn được chế biến cầu kỳ, tỉ mỉ, trình bày món cũng tinh tế và mang tính thẩm mỹ cao. Nếu bạn đã từng vào nhà hàng Hàn Quốc, chắc hẳn bạn sẽ bị “choáng” bởi các món ăn được bày la liệt trên các đĩa nhỏ riêng biệt dù mỗi đĩa chỉ có một chút thức ăn.
Ngược lại, ẩm thực Việt Nam thường đặt mục tiêu hàng đầu là ngon, gia vị đậm đà chứ không phải đẹp và thẩm mỹ.
Tóm lại ẩm thực Hàn Quốc và Việt Nam có những điểm giống và khác nhau như sau:
Giống:
– Món ăn chủ đạo là cơm, gạo.
– Thích các món ăn ít mỡ, ít dầu và ưa chuộng thức ăn từ các loại rau, củ, quả.
– Ưa chuộng các món ăn trộn, kết hợp hài hòa gia vị và màu sắc.
– Dùng đũa và thìa khi ăn.
– Bữa ăn luôn mang tính cộng đồng, tập thể cao (cùng ăn chung các món ăn trên bàn chứ không chia thành suất theo kiểu phương Tây).
Khác:
Khác nhau | Ẩm thực Việt Nam | Ẩm thực Hàn Quốc |
Hình thức ăn | Dọn thành các mâm | Dọn thành các đĩa nhỏ |
Vị trí ăn | Ngồi vào bàn cao | Dùng bàn ăn truyền thống là loại bàn nhỏ, thường khi vào nhà phải bỏ giày, dép và ngồi khoanh chân khi ăn. |
Gia vị nấu | Sử dụng nhiều gia vị, đặc biệt là nước mắm. | Sử dụng các loại tương, đặc biệt là tương ớt. |
Các hương liệu | Sử dụng nhiều loại hương liệu, nhiều loại rau thơm trong món ăn. | Người Hàn ưa ăn cay nên họ hay sử dụng nhiều bột ớt gừng, đặc biệt là tỏi khi nấu ăn. |
Quan niệm về món ăn | Chú trọng vào chất lượng và sự đầy đủ của món ăn. | Chú trọng vào hình thức, cách trang trí, bày biện món ăn. |
Nếu bạn có ý định đi du học Hàn Quốc hoặc sang đất nước xinh đẹp này du lịch thì đừng bỏ qua bài viết bổ ích này nhé! Chúng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc ăn uống, sinh hoạt và giúp bạn hiểu thêm về nền văn hóa xứ sở kim chi đấy!
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Làm thế nào để nói thành thạo tiếng Hàn như người bản xứ? Trung tâm... |
Trung tâm tiếng Hàn SOFL xin giới thiệu đến các bạn tổng hợp những... |
Học trực tuyến ngày nay đang dần trở thành công cụ vô cùng hữu ích và... |
10 phương pháp học từ vựng tiếng hàn cho nguời mới bắt đầu học. |
Một số kinh nghiệm học tiếng hàn quốc cho người mới bắt đầu, những... |
Đang truy cập : 0
Hôm nay : 916
Tháng hiện tại : 916
Tổng lượt truy cập : 20663972