Cơ sở 1
Hotline: 1900.986.846
Email:trungtamtienghansofl@gmail.com
2 cách xưng hô cổ xưa trong tiếng Hàn
Chủ nhật - 03/02/2019 08:00Hãy chia sẻ với bạn bè nếu bạn thấy bổ ích !
Yangban-kimchi
Khi nói chuyện, tiếp xúc nhiều với người Hàn Quốc, chắc hẳn chúng ta sẽ có cơ hội nghe thấy một số cách xưng hô như “양반” (yangban) hay “마누라” (manura). Đây là cách xưng hô không chính thống, nhưng lại mang đậm tính cổ xưa và chứa đựng những câu chuyện lịch sử vô cùng thú vị xung quanh.
Ở bán đảo Triều tiên, từ triều đại Goryeo – triều đại của quý tộc, xã hội bắt đầu hình thành một tầng lớp quý tộc chiếm một phần nhỏ trong xã hội gọi là ‘양반’.
Yangban có nghĩa là lưỡng ban tức “hai hàng” là tên gọi ghép của tầng lớp quý tộc xã hội Triều Tiên gồm: Ban đông “동반” tức là quan văn và ban tây “서반” tức là quan võ.
Sang triều đại Joseon thì tên gọi này để chỉ chung tầng lớp quan lại, quý tộc có chức vị trong triều đình nhà vua, ngay cả con cháu bà con dòng họ của tầng lớp này cũng được gọi chung thành Yangban.
Đến thời gần cận đại (thế kỷ 19), khi kinh tế phát triển - dân buôn bán bắt đầu có tiền của cũng được quyền gia nhập giới Yangban, kết quả toàn bán đảo Hàn Quốc có đến gần 70% là Yangban, vì thế vị trí xã hội của tầng lớp này tụt xuống và cách gọi Yangban không còn được trang trọng như trước nữa.
Yangban được dùng như một đại từ nhân xưng ngôi thứ hai trong đời sống hàng ngày ở Hàn Quốc. Nếu như đại từ nhân xưng “너” (Mày), được dùng để gọi những người kém tuổi hoặc ngang hàng thì “Yangban” là được dùng như một đại từ nhân xưng ngôi số ba, tức là khi kể về một người lớn tuổi, có địa vị, có thể dùng “그 양반…., 저 양반….” (Cái ông đó, cái vị kia). Hoặc khi cãi nhau, va chạm trên đường “Yangban” được dùng như đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, ví dụ như khi va chạm với một người đàn ông tầm tuổi trung niên trở lên, người Hàn Quốc cũng hay nói: “이 양반은 운전 똑바로 안해?” (Cái ông này lái xe phải cẩn thận vào chứ!)
Cách xưng hô tiếng Hàn Mamura
Một cách xưng hô được dùng với sắc thái trang trọng từ ngày xưa là từ “마누라”
Nguồn gốc của từ này bắt nguồn từ thời nhà Nguyên khi nhà nước này thống trị cả châu Á và một phần châu Âu. Từ này ban đầu đọc là “마노라” (Manora), dùng để gọi những người có vị trí cao quý như “vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa…” không phân biệt nam nữ.
Ngày nay, từ “마누라” (Ma-nu-ra) trong tiếng Hàn được dùng như một đại từ nhân xưng ngôi thứ ba, khi một người đàn ông (từ trung niên trở lên) kể về vợ mình “우리 마누라” (bà vợ nhà tôi, bà xã nhà tôi). Đây là cách gọi xuề xòa nên chỉ được dùng để nói về vợ mình thôi, còn khi đề cập đến… vợ người thì phải chuyển sang cách nói trang trọng là “부인” (Phu nhân) hay “아내” (vợ).
Có rất nhiều cách xưng hô trong tiếng Hàn thú vị đúng không? Hàn Ngữ SOFL chúc bạn học tiếng Hàn ngày càng tiến bộ.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Làm thế nào để nói thành thạo tiếng Hàn như người bản xứ? Trung tâm... |
Trung tâm tiếng Hàn SOFL xin giới thiệu đến các bạn tổng hợp những... |
Học trực tuyến ngày nay đang dần trở thành công cụ vô cùng hữu ích và... |
10 phương pháp học từ vựng tiếng hàn cho nguời mới bắt đầu học. |
Một số kinh nghiệm học tiếng hàn quốc cho người mới bắt đầu, những... |
Đang truy cập : 0
Hôm nay : 1209
Tháng hiện tại : 2781
Tổng lượt truy cập : 20335658