Trà Đạo Tại Trung Tâm Tiếng Hàn SOFL

Trà Đạo Tại Trung Tâm Tiếng Hàn SOFL

Trà Đạo Tại Trung Tâm Tiếng Hàn SOFL

Trà đạo không chỉ đơn thuần là phép tắc uống trà, mà còn là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên.

Phương danh “Trà” là từ dùng để chỉ loại thức uống được pha nước đun sôi, từ búp và lá cây chè đã được sao và chế biến. Nhưng người Hàn Quốc dùng từ “Trà”, theo phát âm là “Cha” để chỉ các loại nước uống nói chung. Ví dụ như người Hàn Quốc hay bảo nhau “Chúng ta cùng uống Trà nhé!” có nghĩa là “chúng ta uống nước nhé!”.
Trong các loại trà thì trà mạn là thức uống cần có thời gian nhàn rỗi. Để có chung trà ngon, đầy đủ hương vị người ta dùng nước suối, hay nước sạch thiên nhiên từ sông ngòi được lóng trong, hoặc nước sương đọng trên lá sen, đun sôi, chờ khi nước giảm nhiệt lượng đi một chút rồi mới pha trà. Sau đó, phải chờ cho trà ngấm thì mới rót ra uống.




Đa số cho rằng uống trà mạn là lãng phí thời gian, là không phù hợp với nhịp sống tất bật hối hả của thời hiện đại. Đó là vì họ không biết giá trị trong lúc chờ uống trà, thì cuộc trò chuyện giữa chủ nhà và khách đến chơi sẽ diễn ra một cách thoải mái tự nhiên. Còn nếu uống trà một mình thì đây sẽ là khoảnh khắc riêng tư giúp người ta tận hưởng được hương vị thơm ngon tinh tế của chén trà và là phút giây thư giản tuyệt vời. Làn nước trà xanh óng ánh trong chiếc chén sành trinh trắng trong ngần được coi là “Phong lưu” là “Đạo” trong quan niệm của người Hàn Quốc xưa.


Người Hàn đã biết thưởng thức văn hóa trà đạo, uống trà từ thời tam quốc trên bán đảo Hàn Quốc gồm Goryeo (Cao Ly) miền Bắc, Baekje (Bách Tế) ở miền Tây Nam và Silla (Tân La) ở miền Đông Nam.

Ý nghĩa dâng trà trong nghi lễ Phật giáo hết sức đặc biệt. Khắp chốn Thiền môn, chúng ta có thể tìm thấy hình ảnh dâng trà được khắc hoặc vẽ trên các chuông lớn hoặc tranh Phật giáo.

Vị Tiền bối có công đưa đưa “trà” thành “đạo” ở Hàn Quốc trong thời hậu Joseon (Triều Tiên) là Thiền sư Thảo Y (1786~1866), được nhân dân sùng kính tôn vinh Thánh Trà Thảo Y Thiền Sư. Ngài dựng một Thảo Am nhỏ, mái lợp rơm, tường vách đất mang tên Nhất Chi Am. Thảo am được dựng trong khuôn viên Đại Hưng cổ tự, huyện Hải Nam (Haenam-gun), tỉnh Toàn La Nam Đạo (Jeollanam-do), nơi Thảo am thanh vắng, Ngài chuyên canh trồng chè và tỉnh tâm tu hành.

Ngài truyền tụng rằng : “Việc cuốc đất trồng Trà và thưởng thức Trà Đạo so với sự tu hành chẳng khác. . .” Những áng thơ in đậm nét tình Đời ý Đạo trong tuyển tập thơ Đông Trà Tụng của mình, Ngài đã giới thiệu với độc giả cách chế biến, phân loại trà, cách uống và thưởng thức trà, sự ưu việt của hương, vị, phong cách và dược lý của trà Hàn Quốc hơn hẳn so với trà Trung Quốc và Nhật Bản.


Nguồn: Thông tin Hàn Quốc