Báo Hàn Quốc tại Việt Nam

Hiện chưa có một tờ báo Hàn Quốc nào tại Việt Nam, nhiều bạn muốn tìm hiểu sâu về lịch sử hay văn hóa Hàn Quốc thường phải thông qua những website dịch thuật Việt hoặc những web tương tự cung cấp những thông tin qua internet.
Báo Hàn Quốc tại Việt Nam
 
 
Nhằm đem lại những hiểu biết sâu rộng cho nhiều bạn trẻ Việt Nam muốn khai thác về văn hóa Hàn Quốc cũng như các bạn học viên tại trung tâm, sau đây Trung tâm tiếng Hàn SOFL bằng sự tìm hiểu cũng như sưu tầm sẽ giới thiệu khái quát về lịch sự Hàn Quốc :
 
Triều đại Hàn Quốc trải qua 7 mốc lịch sử quan trọng, để phát triển mạnh và vươn tầm với thế giới như ngày hôm nay.
 
1. Thời đại Thời đại Gojoseon
 
Con người bắt đầu sinh sống trên khu vực Bán đảo Triều Tiên từ khoảng 700.000 năm trước. Ở thời kì đồ đá mới bắt đầu vào khoảng 8000 năm trước đây. Các di tích thời đó được tìm thấy trên khắp bán đảo Triều Tiên, chủ yếu ở khu vực ven biển và gần những con sông lớn.
 
Thời kì Đồ đồng bắt đầu cách đây chừng 1500 tới 2000 năm TCN trên bán đảo và hiện là lãnh thổ Mông Cổ ngày nay. Khi nền văn minh Triều Tiên bắt đầu được hình thành, rất nhiều bộ tộc xuất hiện quanh khu vực Liêu Ninh của Mãn Châu Lý và tây bắc Triều Tiên ngày nay. Những bộ tộc này do các thủ lĩnh đứng đầu, trong đó Dangun, quốc tổ của người Triều Tiên, đã thống nhất họ lại và thành lập nhà nước Gojoseon vào năm 2333 TCN. Đây là dấu mốc minh chứng cho lịch sử lâu đời của nước Hàn Quốc ngày nay, đồng thời là di sản đầy tự hào tạo nên sức mạnh cho người Hàn Quốc tồn tại qua những thăng trầm của thời gian.
 
báo hàn quốc ở việt nam
 
2. Tam quốc và Gaya (Thế kỷ 5)
 
Các thành quốc dần sáp nhập thành các liên minh bộ lạc với cơ cấu chính trị phát triển phức tạp dần và cuối cùng phát triển thành các vương quốc. Trong số các liên minh này, Goguryeo (37 TCN-668) nằm dọc trên vùng trung lưu sông Amnokgang (sông Áp Lục) là liên minh đầu tiên trở thành một vương quốc thực thụ.
 
Từ những cuộc đi trinh phạt cướp thêm các vùng thuộc địa thì Gogurygeo phát triển cùng với 2 nước nhỏ khác Bách Tế (18 TCN-660) hình thành từ một thành từ một thành quốc nằm ở miền nam sông Hán gần Seoul ngày nay và Silla (57 TCN-935) nằm ở vùng đông nam bán đảo Triều Tiên, ban đầu lại là một quốc gia kém phát triển được xây dựng trên một trật tự phật giáo tiến bộ.
 
Gary là một kiểu liên minh hình thành trên cơ sở một số bộ tộc sống ở lưu vực sông Nakdonggang.
 
3. Silla và Balhae (Thế kỷ 8)
 
Vào giữa thế kỉ 6 Silla được thống nhất và trở thành quốc gia hùng mạnh và thịnh vượng nhất và thế kỉ 8, hướng tới một quốc gia phật giáo lý tưởng 
Vương quốc balhae được thành lập bởi hầu hết những người là dân di trú từ vùng Goguryeo, Balhae phát triển rực rỡ vào nửa đầu thế kỷ thứ 9 và thiết lập quan hệ cực kì tốt với Thổ Nhĩ Kì và Nhật Bản.
 
4. Triều đại Goryeo (Thế kỷ 11)
 
Triều đại Goryeo do một hoàng thân nổi loạn vương triều Silla sáng lập lên, tiếp tục theo huynh hướng Phật giáo thì và có phát minh in đậm đấu ấn lịch sự quan trọng đó là bản in chữ kim loại rời đầu tiên trên thế giới vào năm 1234, đi trước bản in Kinh thánh của Gutenberg ở Đức hai thế kỷ trước.
 
5. Triều đại Joseon (Thế kỷ 15)
 
Năm 1392, Tướng Yi Seong-gye (Lý Thành Quế) lập nên một triều đại mới lấy tên là Joseon. Tầng lớp cai trị đầu tiên của Triều đại này lấy Khổng giáo làm triết lý chỉ đạo của Vương quốc nhằm chống lại ảnh hưởng sâu rộng của Phật giáo thời kỳ Goryeo.
 
Các vua Triều Joseon cai trị vương quốc bằng một hệ thống chính trị hài hòa. Hệ thống thi cử có sự tham gia của dân chúng trở thành cơ sở tuyển chọn tầng lớp quan lại cho nhà nước. Thi cử được xem là cột trụ để giúp thăng tiến trong xã hội và các hoạt động tri thức trong thời kỳ này. Tuy nhiên, xã hội sùng đạo Khổng này chỉ chú trọng vào học thuật mà xem nhẹ thương mại và sản xuất.
 
Vua Sejong đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực thiên văn học. Đồng hồ mặt trời, đồng hồ nước, địa cầu và bản đồ thiên văn đều được làm ra theo yêu cầu của ông.
 
Vua Jeongjo (1776-1800) duy trì chính sách không thiên vị và lập nên Thư viện Hoàng gia (Gyujanggak) để lưu giữ các châu bản, hồ sơ của vương triều. Ông cũng đề xướng các cuộc cải cách chính trị và văn hóa khác. Thời kỳ này chứng kiến sự phát triển rực rỡ của phong trào Silhak. Một số học giả có tên tuổi viết những công trình tiến bộ đề xuất cải cách nông nghiệp và công nghiệp. Tuy nhiên, những ý tưởng của họ thường bị chính quyền bỏ ngoài tai.
 
Vua Sejong cũng chính là tác giả người sáng tạo ra bảng chữ hangul được chúng ta sử dụng ngày nay.
 
báo tiếng hàn quốc
 
6. Nhật Bản chiếm đóng và Phong trào độc lập
 
Vào thế kỷ 19, Triều Tiên vẫn còn là một “Quốc gia ẩn dật”, kiên quyết cự tuyệt những đòi hỏi thúc đẩy quan hệ ngoại giao và mậu dịch từ phương Tây. Chính sách đóng cửa khiến một số quốc gia ở Châu Á và Châu Âu có tham vọng đế quốc đã tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau đối với bán đảo Triều Tiên. Sau khi thắng Trung Quốc và Nga trong chiến tranh, Nhật Bản thôn tính Triều Tiên, thiết lập chế độ cai trị thực dân từ năm 1910.
 
Chính sách cai trị độc địa của Nhật Bản khiến tin thần yêu nước của nhân dân Triều tiên nổ ra khắp nơi nhưng chính quyền Nhật Bản thẳng tay đàn áp những người tham gia và ủng hộ cuộc biểu tình, tàn sát hàng nghìn người. Trong suốt thời kỳ thực dân, Nhật Bản không ngừng bóc lột Triều Tiên về kinh tế. Cuộc sống của người dân Triều Tiên ngày càng trở nên khốn khổ dưới ách thống trị của thực dân Nhật cho tới cuối Thế chiến thứ 2 năm 1945.
 
7. Thành lập nước Đại Hàn Dân Quốc - Hàn Quốc ngày nay.
 
Người dân Triều Tiên ăn mừng trước sự thất bại của Nhật Bản sau Thế chiến thứ 2. Tuy nhiên, niềm vui của họ chỉ hết sức ngắn ngủi. Giải phóng không mang lại ngay cho họ nền độc lập mà họ đã phải chiến đấu gian khổ để giành lấy. Thay vào đó, đất nước bị chia cắt bởi những khác biệt về tư tưởng do cuộc Chiến tranh lạnh. Những nỗ lực thành lập một chính phủ độc lập bị thất bại do lực lượng quân đội Mỹ chiếm đóng một nửa phía nam bán đảo trong khi quân đội Xô-viết kiểm soát phần phía bắc.
 
Ngày 25 tháng 6 năm 1950, Bắc Triều Tiên mở một chiến dịch toàn diện xuống phía Nam, dẫn đến cuộc chiến kéo dài 3 năm, lôi kéo các nước Mỹ, Trung Quốc và lực lượng quân đội nước ngoài khác tham gia. Bán đảo Triều Tiên bị tàn phá nặng nề trong cuộc chiến. Tháng 7 năm 1953, hiệp định ngừng bắn được kí kết.
 
Vào những năm 1950, Hàn Quốc là một trong các quốc gia nghèo nhất. Ngày nay, kinh tế nước này nằm trong số 13 quốc gia phát triển hàng đầu thế giới. Hàn Quốc quyết tâm trở thành đầu tầu kinh tế toàn cầu khi bước vào thiên niên kỉ mới.
 
Theo từng bước thăng trầm của thời đại Hàn Quốc mang trong mình nhiều nét văn hóa truyền thống tốt đẹp, những nét đẹp cổ xưa hiện nay vẫn luôn được bảo tồn và trân trọng. Một đất nước cũng khá trẻ Phát triển dần dần theo quá trình hội nhập của toàn thế giới, có những sự hợp tác song phương nhất định đối với Việt Nam.

Thông tin được cung cấp bởi

TRUNG TÂM TIẾNG HÀN SOFL

Địa chỉ : Cơ sở 1 Số 365 - Phố vọng - Đồng tâm - Hai Bà Trưng -  Hà Nội
 
Tel: 0462 927 213 - Hotline: 0917 86 12 88 - 0962 461 288

Email: trungtamtienghansofl@gmail.com

 
Website: http://trungtamtienghan.edu.vn/

 
Nguồn : Báo Hàn Quốc tại Việt Nam

Tác giả bài viết: Trung tâm tiếng Hàn Sofl